Con cái di truyền gì từ cha mẹ ?

Cha mẹ không những truyền các đặc điểm bên ngoài cho con cái như màu mắt, răng, chiều cao, mà còn cả bên trong như nhóm máu, một số tình trạng sức khỏe, bệnh tật cho con cái thông qua gen. Vì thế mà ông bà ta có câu nói :” Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” 

Tính cách bao gồm các đặc điểm hành vi như hòa đồng (hoặc nhút nhát), tình cảm (dễ tính hoặc phản ứng nhanh), nóng tính, cộc cằn, mức độ hoạt động (năng lượng nhiều hoặc ít), mức độ chú ý (tập trung hoặc dễ bị phân tâm) và tính kiên trì (quyết tâm hoặc dễ nản lòng). Từ cha mẹ cũng di truyền ít hoặc nhiều sang đứa con.

Yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong tính cách thông qua ảnh hưởng đến hoạt động của gen. Trẻ em nếu được nuôi dưỡng trong môi trường không lành mạnh (bị ngược đãi và bạo hành bằng thể xác hoặc tâm hồn vd bị đánh đập, lá mắng, xúc phạm ) thì các gen làm tăng nguy cơ bốc đồng, chống đối… có thể được kích hoạt. Một đứa trẻ lớn lên trong môi trường tích cực (trong một ngôi nhà an toàn và yêu thương) có thể điềm đạm hơn, một phần là do một bộ gen khác được kích hoạt.

Và chúng ta không chỉ ảnh hưởng bởi gen, chế độ ăn uống, môi trường, trải nghiệm cả tích cực lẫn tiêu cực, tất cả tạo ra thay đổi trong gen như dấu hiệu. Khi có con, chúng ta không chỉ di truyền gen, mà truyền cả gốc nghiệp dòng họ.


Trong quá trình chữa các ca cá nhân, tôi nhận ra các bệnh di truyền từ dòng họ  như : ung thư, tiểu đường, huyết áp, bệnh tim…. ngoài các vấn đề liên quan tới gen thì cái lớn nhất là các bài học, nghiệp lực kéo dài. Nếu không vượt qua thì các thế hệ con cháu tiếp theo sẽ mắc các bệnh y hệt cha ông. Mà, con gái chịu ảnh hưởng từ dòng họ ngoại và con trai từ họ nội rất lớn. 

Ca chữa ung thư cổ tử cung tôi có chia sẻ trước đây, nguyên dòng họ từ đời bệnh nhân, truy ngược lên đời mẹ cô và dẫn lại về đời con gái, đều một kiểu bài học mất cân bằng nam nữ. Phụ nữ gánh vác mọi thứ thay cho đàn ông, làm luôn phần việc của đàn ông. Đó là trạng thái suy của tính nữ, nữ hoá nam. Nên phụ nữ trong dòng họ này đều có vấn đề đặc trưng ở luân xa 2: không bị ung thư, thì bị rối loạn nội tiết tố…

Ca chữa một bệnh nhân khác là nam, có vấn đề đau nửa đầu, truy ngược lên ba và ông nội đều mắc chứng đau nửa đầu như thế này. Khi tìm hiểu sâu hơn thì phát hiện ra ông bị sang chấn từ chiến tranh bom đạn. Dù chiến tranh kết thúc nhưng ông luôn bị đau đầu khi nghe những âm thanh lớn. Âm thành này gợi cho ông nhớ các ký ức sợ hãi trong chiến trận. Sau đó, bố anh có dấu hiệu đau nửa đầu từ nhỏ và không rõ nguyên nhân và bây giờ là tới bệnh nhân. Để chữa phải lội ngược lại từ đời ông tìm hiểu, các ký ức này còn gắn với bài học. Bài học đối diện với hiện thực. Cả dòng họ luôn có cách xử sự quán tính, khi gặp các vấn đề khó khăn, đau khổ, sợ hãi…đều tìm cách trốn tránh, không giải quyết, hoặc phủ nhận, hoặc đẩy cho người khác giải quyết các vấn đề của bản thân.

Còn nhiều nữa các trường hợp khác như bệnh gan vì cả dòng họ đều có thói quen lưu giữ các cảm xúc thù hận. Trường hợp bệnh nhân dù bị bạo hành trong hôn nhân vẫn luôn quay về với người chồng là thủ phạm vì có tư tưởng con phải có cả cha lẫn mẹ. Như mẹ của cô cũng bị cha cô bạo hành. Bệnh nhân khác thì cả bà ngoại, mẹ và đời này của cô luôn cô đơn trong các mối quan hệ nam nữ vì có bài học tự lập trong tình yêu.

Nói đến đây, chúng ta hãy thử bắt đầu nhìn lại xem, mình có đang bị ảnh hưởng gì từ dòng họ? Con mình có đang ảnh hưởng gì từ mình ? Để có cái nhìn thấu hiểu, yêu thương hơn và có động lực thay đổi, không phải từ bên ngoài mà là bên trong chính mỗi chúng ta, sửa đổi bản thân mình từng chút một. Các thế hệ sau này không phải lặp lại bài học dở dang của thế hệ trước đó.